Công nghệ ứng dụng nâng tầm giảng dạy

Công nghệ sinh ra để phục con người, giúp chúng ta làm việc năng suất hơn. Công nghệ được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực nhưng chưa thực sự được áp dụng quá phổ biến trong giáo dục tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giới thiệu với các thầy cô về lợi ích của việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, đồng thời gợi ý các ứng dụng hỗ trợ giảng dạy và cách đánh giá quá trình sử dụng công nghệ trong giảng dạy.

1. Công nghệ giúp bài giảng trở nên cuốn hút

Tích hợp công nghệ vào giảng dạy giúp bài giảng trở nên dễ tiếp cận và thú vị hơn, tăng sự hứng thú và tương tác trong giờ học. Ta có thể dễ dàng nhận biết được tác động to lớn của công nghệ đối với các trường học ngày nay và nó cũng đã thay đổi hoàn toàn cách giáo viên dạy và cách học sinh học. Với sự trợ giúp của công nghệ, học sinh có quyền truy cập vào kiến thức ngoài sách giáo khoa như sách điện tử, tài liệu tổng hợp trực tuyến, hướng dẫn học tập và phản hồi thực về học tập.

Sau đây là một số lợi ích cụ thể của việc áp dụng công nghệ trong quá trình giảng dạy STEM:

  • Công nghệ cho phép tiếp cận trực tiếp với kiến thức:

Điều này dễ thấy nhất trong các giờ Địa lý. Thầy cô có thể đưa các em đi “du lịch” vòng quanh thế giới hay thậm chí là ra ngoài vũ trụ tại lớp với sự trợ giúp của google.com , maps.google.com hoặc earth.google.com . Ở các môn học khác, giáo viên có thể cho học sinh tra cứu tin tức trên mạng, hỗ trợ cho các hoạt động học tập như làm sơ đồ tư duy, tìm hiểu thông tin,… Công nghệ cũng cho phép học sinh khám phá các môn học mới và hiểu sâu hơn về các khái niệm khó, đặc biệt là trong các môn học STEM.

  • Khuyến khích việc tự học:

Với sự phổ biến của công nghệ hiện nay, không khó để học sinh tăng thêm thời gian để tìm hiểu bài trước giờ học hoặc tìm hiểu thêm kiến thức sâu hơn sau giờ học. Ngoài ra, việc học sinh chuẩn bị bài trước và sau khi lên lớp cũng giúp cả học sinh và giáo viên tối ưu hóa được thời gian trên lớp, tổ chức được nhiều hoạt động vận dụng, luyện tập hơn.

  • Trở thành hành trang cho tương lai:

Trong thời đại này và cả tương lai, công nghệ sẽ có ở khắp mọi nơi. Do đó, học sinh cần phải học sử dụng thành thạo các công cụ và Internet để hoàn thành các bài tập hoặc dự án. Điều quan trọng là những kỹ năng như tin học văn phòng hay tìm kiếm thông tin mà học sinh được chuẩn bị đó sẽ đi theo các em suốt sự nghiệp trong tương lai ở bất kể ngành nghề.

  • Đơn giản hóa việc tích hợp các môn học:

Hiện nay, có vô số trang web và phần mềm tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh áp dụng kiến thức của nhiều môn học vào thực tế. Ví dụ, học sinh có thể sử dụng kiến thức Toán, Vật lý và Mỹ thuật để mô phỏng thiết kế tàu lượn siêu tốc trong ứng dụng mô phỏng trực tuyến. Các em có thể điều chỉnh bất kỳ con số nào, bất kỳ khía cạnh nào của thiết kế và dễ dàng quan sát những gì đã sai hoặc những phần nào cần được sửa chữa.

2. Một số ứng dụng cộng nghệ phù hợp cho lớp học

Vào năm 2023, việc tìm kiếm các ứng dụng giáo dục có chất lượng cao dường và phù hợp cho lớp học của mình là một nhiệm vụ vừa khó lại vừa dễ. Dễ là bởi hiện nay có rất nhiều ứng dụng được thiết kế dành cho giáo dục, song, cái khó nằm ở việc có hơn 520.000 ứng dụng giáo dục. Dưới đây là một số đề xuất mà chúng tôi nghĩ rằng thầy cô có thể áp dụng dễ dàng và hiệu quả trong việc dạy:

Tên

Mô tả

Hướng dẫn sử dụng

Nền tảng

Padlet

Padlet - Công nghệ ứng dụng dạy học

[MIỄN PHÍ]

Học sinh và giáo viên có thể sử dụng Padlet để đăng ghi chú trên một trang chung. Các ghi chú do giáo viên và học sinh đăng tải có thể chứa các liên kết, video, hình ảnh và tệp tài liệu

https://www.youtube.com/watch?v=doFSpcITu7E

  • Microsoft Windows
  • MacOS
  • IOS
  • Android
  • Linux

Mentimeter

Mentimeter - Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

[MIỄN PHÍ]

Để tạo ra các cuộc thảo luận, bài kiểm tra kiến thức với các cuộc thi đố vui. Thích hợp cho mọi loại hình giáo dục, từ tiểu học đến giáo dục đại học. Mentimeter là công cụ hoàn hảo để tăng mức độ tương tác trong lớp học, đồng thời đảm bảo rằng tiếng nói của mọi người đều được lắng nghe

https://www.youtube.com/watch?v=VpbXY98R39c

  • Microsoft Windows
  • MacOS
  • IOS
  • Android
  • Linux

Classdojo

Classdojo - Công nghệ giảng dạy

[MIỄN PHÍ]

ClassDojo là nền tảng kỹ thuật số để kết nối giáo viên, học sinh và gia đình trong và ngoài lớp học thực tế bằng cách sử dụng nguồn cấp dữ liệu ảnh và video cũng như tin nhắn

https://www.youtube.com/watch?v=WmntD-SRDZ8

 

  • Microsoft Windows
  • MacOS
  • IOS
  • Android
  • Linux

Quizizz

Quizizz - Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

[MIỄN PHÍ]

Quizizz là một nền tảng Học tập cung cấp nhiều công cụ để làm cho lớp học trở nên thú vị, tương tác và hấp dẫn. Là một giáo viên, bạn có thể tạo các bài học, tiến hành kiểm tra đánh giá, giao bài tập về nhà và có các tương tác khác với học sinh của mình (cho tất cả các lớp) một cách hấp dẫn

https://www.youtube.com/watch?v=EgK-zSCT2c0

  • Microsoft Windows
  • MacOS
  • IOS
  • Android
  • Linux

Slido

Slido - Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

[MIỄN PHÍ – CƠ BẢN] [CÓ PHÍ – TỐI ƯU]

Slido là một nền tảng hỏi đáp và bỏ phiếu dễ sử dụng dành cho các cuộc họp, sự kiện, lớp học và hội thảo trên web trực tiếp, từ xa hoặc kết hợp. Người lập kế hoạch sự kiện có thể thiết lập sự kiện Slido trong vòng chưa đầy một phút trong khi tất cả những người tham gia cần tham gia cuộc trò chuyện là một mã sự kiện hoặc liên kết đơn giản

https://www.youtube.com/watch?v=9RBJ7OwdO10

  • Microsoft Windows
  • MacOS
  • IOS
  • Android

Google Classroom

Google Classroom - Học trực tuyến

[MIỄN PHÍ]

Để tạo và quản lý các lớp học, bài tập và điểm trực tuyến mà không cần giấy. Thêm tài liệu vào bài tập của bạn, chẳng hạn như video trên YouTube, khảo sát trên Google Biểu mẫu và các mục khác từ Google Drive. Đưa ra phản hồi trực tiếp. Sử dụng luồng lớp học để đăng thông báo và thu hút học sinh tham gia thảo luận theo hướng câu hỏi

https://www.youtube.com/watch?v=HwTK4OJAy48

  • Microsoft Windows
  • MacOS
  • IOS
  • Android
  • Linux

Apple Classroom

Apple Classroom - Học trực tuyến

[MIỄN PHÍ]

Apple Classroom là giải pháp theo dõi học sinh, giúp giáo viên hướng dẫn học tập, chia sẻ bài tập và quản lý thiết bị của học sinh. Apple Classroom hỗ trợ cả môi trường chia sẻ cộng đồng và cá nhân

https://www.youtube.com/watch?v=Kn2Ypk6vZqY

  • MacOS
  • IOS

Imovie

iMovie  - Ứng dụng tạo Video

[MIỄN PHÍ]

Với iMovie, hãy tạo các video trông chuyên nghiệp mà không cần đi học bằng cấp chỉnh sửa. Dễ dàng thêm ảnh và video vào dự án, cắt clip bằng ngón tay của bạn, thêm hiệu ứng chuyển tiếp liền mạch và làm mờ dần âm thanh

https://www.youtube.com/watch?v=mKx2MkE74kw

  • MacOS
  • IOS

Keynote

Keynote - Ứng dụng làm slide thuyết trình

[MIỄN PHÍ]

Với các công cụ mạnh mẽ và hiệu ứng rực rỡ, Keynote giúp bạn dễ dàng tạo các bản trình bày ấn tượng và đáng nhớ. Keynote cho phép bạn tạo các trang chiếu và hoạt ảnh được thiết kế đẹp mắt với hiệu ứng chuyển tiếp điện ảnh đáng yêu và các hiệu ứng ấn tượng.

https://www.youtube.com/watch?v=tphW6ajNjCI

  • Microsoft Windows
  • MacOS
  • IOS

Pages

Pages - Ứng dụng gõ văn bản

[MIỄN PHÍ]

Pages là một trình xử lý văn bản mạnh mẽ cho phép bạn tạo các tài liệu tuyệt đẹp

https://www.youtube.com/watch?v=npl7GVwhN0s

  • MacOS
  • IOS

Bạn có thể khám phá thêm các ứng dụng miễn phí và có sẵn trong liên kết tham khảo này.

Làm thế nào để đo lường hiệu quả của việc áp dụng công nghệ trong lớp học của bạn?

3. Mô hình SAMR – phân loại và phân tích hiệu quả của công nghệ trong giảng dạy

Để giúp thầy cô đánh giá quá trình áp dụng công nghệ trong lớp học, chúng tôi giới thiệu mô hình SAMR. Đây là một khung khái niệm để các nhà giáo dục phân loại và phân tích hiệu quả của công nghệ đối với việc học tập của học sinh. Đồng thời, SAMR giúp khám phá các cách sử dụng công nghệ để chuyển đổi quá trình học tập theo những cách mà các phương pháp truyền thống đơn giản là không thể.

Mô hình SAMR được tạo ra bởi chuyên gia giáo dục và công nghệ nổi tiếng thế giới, Tiến sĩ Ruben Puentedura vào năm 2010

Mô Hình SAMR - STEM
Mô Hình SAMR

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn bốn yếu tố của mô hình:

  • Thay thế:

Thay thế nằm ở lớp cơ sở của mô hình SAMR. Đây là khi công nghệ đóng vai trò thay thế trực tiếp cho các phương pháp truyền thống.

Ví dụ: Yêu cầu học sinh đánh máy thay vì viết tay. Hoặc sử dụng bảng trắng tương tác kỹ thuật số thay vì bảng trắng truyền thống và lưu kết quả dưới dạng tài liệu.

  • Mở rộng:

Mở rộng là khi công nghệ bắt đầu nâng cao trải nghiệm học tập của học sinh, bổ sung các tính năng và chức năng không có sẵn trước đây, thêm một số thứ vào quá trình học tập ngoài sự thuận tiện. Nó cũng cho phép giới thiệu phương pháp học tập độc lập hơn và lấy học sinh làm trung tâm.

Ví dụ: Học sinh sử dụng Internet để nghiên cứu độc lập một chủ đề. Hoặc Học sinh thuyết trình nhiều thông tin và hấp dẫn hơn kèm theo PowerPoint hoặc Bài phát biểu.

  • Sửa đổi:

Sửa đổi là khi công nghệ bắt đầu thay đổi cách học sinh học theo những cách không thể thực hiện được bằng các phương pháp truyền thống, chẳng hạn như được sử dụng để thiết kế các nhiệm vụ tương tác và năng động. Trong giai đoạn này, học sinh có cơ hội tiếp cận, nhận xét và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng cho người khác, cải thiện kỹ năng hợp tác và giao tiếp của họ.

Ví dụ: sinh viên có thể cộng tác trên các tài liệu dùng chung như Google Docs thay vì Microsoft Word khi làm việc cá nhân. Hoặc học sinh sản xuất podcast tóm tắt một chủ đề, sau đó sinh viên khác có thể truy cập chủ đề này dưới dạng tài nguyên ôn tập.

  • Tái định nghĩa:

Tái định nghĩa lại là lớp cuối cùng của mô hình. Đó là khi thầy cô sử dụng công nghệ để tạo ra những cơ hội học tập hoàn toàn mới. Giai đoạn này sẽ giúp học sinh kết nối việc học với thế giới thực. Đồng thời, điều đó cung cấp cho học sinh các kỹ năng mềm về công nghệ như cộng tác kỹ thuật số, giao tiếp, hiểu biết về công nghệ và khả năng thích ứng với các hệ thống và quy trình mới.

Ví dụ: Học sinh có thể sử dụng công nghệ để biến tài liệu gốc của mình thành sách nói, video, sách điện tử, truyện tranh, v.v. Tất cả đều được cộng tác với các cá nhân ở bất kỳ đâu trên thế giới – đồng thời thay đổi hoàn toàn quá trình học tập.

Tổng kết

Thầy Cô đang quan tâm, muốn tìm hiểu về Giáo dục STEM, cách áp dụng phương pháp STEM vào lớp học, hãy tham khảo ngay Khoá đào tạo Nhà giáo dục STEM cấp chứng nhận ISA-STEM.org của International STEM Association nhé!

Truy cập thư viện miễn phí - giáo dục STEM

Bài viết được biên soạn bởi International STEM Association, xin vui lòng không được sao chép dưới mọi hình thức.

Tài liệu tham khảo:

A Powerful Model for Understanding Good Tech Integration. (2020). Edutopia. https://www.edutopia.org/article/powerful-model-understanding-good-tech-integration

Promethean World. (2021, October 15). The SAMR model explained with examples. https://www.prometheanworld.com/au/resource-hub/blogs/the-samr-model-explained-with-examples/