Giáo dục STEM là gì – Bắt đầu triển khai từ nghiên cứu

 

Thầy cô có bao giờ tự hỏi “Liệu triển khai giáo dục STEM tại Việt Nam có khả thi?”. Giáo dục STEM là một trong những cách tiếp cận tiên phong trong việc trang bị cầu kiến thức và kỹ năng của thế kỷ mới cho học sinh. Tuy nhiên, dạy học STEM chưa thực sự phổ biến vì một số thách thức có thể được kể đến như chưa có tiết học STEM, thiếu hụt về nguồn tài liệu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của dự án, thiếu chính sách hỗ trợ triển khai giáo dục STEM, v.v… Vậy chúng ta cần làm gì để có thể bắt đầu dạy học STEM tại trường của mình một cách đơn giản và hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ cung cấp cho các thầy cô những gợi ý hữu ích về vấn đề này.

1. Bắt đầu với mục đích của giáo dục STEM

Theo nhiều tác giả tại Mỹ và đặc biệt là tác giả cuốn sách bàn vè giáo dục STEM của Mỹ (Rodger Bybee, 2018), STEM có 3 mục đích chính sau:

  • Xây dựng những năng lực nhận thức STEM cho thế hệ công dân tương lai:

Giáo dục STEM thường chú trọng mục đích này ở chương trình giáo dục phổ thông (từ mẫu giáo tới lớp 12). Điều cần lưu ý ở đây chính là STEM không phải công cụ đào tạo học sinh giỏi toán hay khoa học mà là giúp các em có thêm hiểu biết và khả năng vận dụng các kiến thức trong bốn lĩnh vực STEM.

  • Chuẩn bị năng lực cần thiết cho nguồn lực lao động trong thế kỷ 21:

Một số năng lực của thế kỷ mới thường được nhắc tới là khả năng thích nghi, kỹ năng sử dụng các công cụ thông tin truyền thông, khả năng làm việc cộng tác, giải quyết vấn đề,…

  • Chú trọng nghiên cứu, phát triển đổi mới trong lĩnh vực giáo dục ngành nghề STEM:

Từ bậc cao đẳng trở lên, việc áp dụng những công nghệ tiên tiến hoặc đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy đối với các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán và cả y tế sẽ được tập trung đầu tư nghiên cứu hơn.

Giáo dục STEM là để chuẩn bị cho tương lai
Giáo dục STEM là để chuẩn bị cho tương lai (Nguồn: drobotdean trên Freepik)

Như vậy nếu thầy cô có mục tiêu chung với một trong các mục tiêu của giáo dục STEM thì các thầy cô hãy cân nhắc áp dụng cách tiếp cận này vào trong quá trình giảng dạy của mình.

2. Giáo dục STEM là gì ? Nghiên cứu cơ bản về giáo dục STEM.

Một trong những bước đầu tiên là hiểu rõ những khái niệm cơ bản trong giáo dục STEM. Chúng ta có thể bắt đầu với định nghĩ của giáo dục STEM. Tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá những đặc điểm cốt lỗi của giáo dục STEM. Cuối cùng, qua một vài ngộ nhận thường gặp về giáo dục STEM sẽ được phân tích.

Giáo dục STEM là gì?

Theo Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ – một trong những tổ chức uy tín nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dục khoa học, giáo dục STEM được định nghĩa như sau:

Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh kế mới” (Tsupros, Kohler, & Hallimen, 2009)

Giáo dục STEM là gì ?
Định nghĩa giáo dục STEM

Giáo dục STEM có những đặc điểm nào?

  • Tính tích hợp: Từ định nghĩa nêu trên, giáo dục STEM được hiểu là gắn liền với cách tiếp cận tích hợp hai hoặc nhiều môn học đặc biệt là toán và khoa học. Ngoài ra cũng có sự bổ trợ về các yếu tố và môn học về văn hóa, xã hội, nghệ thuật,… phụ thuộc vào hoàn cảnh học tập.
  • Tính thực tế: Cốt lõi của giáo dục STEM là để học sinh nhận thấy được mối liên hệ giữa kiến thức và thực tế áp dụng. Giáo dục STEM nhất định phải hướng tới hoạt động thực hành: vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết vấn đề.
  • Tính thử thách: Trong giáo dục STEM, giới hạn của kiến thức không dừng lại ở mức hiểu và ghi nhớ nữa mà đã tới mức độ vận dụng. Những bài giảng STEM luôn đòi hỏi học sinh cần nỗ lực để nghiên cứu, làm việc nhóm và tư duy để có thể chiếm lĩnh được tri thức cũng như kinh nghiệm mới.
  • Tính hệ thống và kết nối: Để giáo dục STEM thực sự hiệu quả, học sinh cần được trải nghiệm chương trình học có cách tiếp cận tích hợp. Qua đó các em sẽ nhận thấy được sự liên hệ giữa các kiến thức với nhau và kiến thức với đời sống.
  • Hướng tới phát triển kỹ năng thế kỉ 21: học sinh sẽ được trau dồi các kỹ năng của thế kỉ mới như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện,..

Đâu là những ngộ nhận thường gặp về giáo dục STEM?

  • Giáo dục STEM là học lập trình và lắp ráp robot:

Hiểu nhầm này có thể bắt nguồn từ việc các cuộc thi hay chương trình học về robot và lập trình thường được gán mác cuộc thi STEM. Trên thực tế, giáo dục STEM vô cùng đa dạng và có thể xoay quanh nhiều chủ đề như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học môi trường, khoa học vũ trụ,…

  • Giáo dục STEM sẽ làm lu mờ các môn khoa học xã hội và nhân văn:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học STEM hoàn toàn có thể nâng cao tư duy bậc cao (tư duy phản biện, giải quyết vấn đề,…) và từ đó bổ trợ cho việc học các môn khoa học xã hội và nhân văn.

  • Giáo dục STEM đòi hỏi sự đầu tư lớn vào cơ sở vật chất:

Không thể phủ nhận rằng để có những khóa học chất lượng ta cần có một sự đầu tư nhất định. Tuy nhiên, phụ thuộc vào hoàn cảnh học tập mà giáo dục STEM có thể linh hoạt biến hóa sao cho phù hợp. Ví dụ như với những bài học về thực vật, các em quan sát thực vật ở ngay sân trường, hay nhờ các em mang theo những chậu cây từ nhà.

  • Giáo dục STEM không áp dụng được ở cấp mầm non và tiểu học:

Trên thực tế, STEM phù hợp với rất nhiều độ tuổi và đương nhiên là cả với mầm non và tiểu học này. Đối với độ tuổi này, kiến thức chủ yếu xoay quanh những khái niệm đơn giản hoặc hiện tượng đời sống chứ không phải các công thức tính toán phức tạp.

  • Giáo dục STEM không phù hợp với học sinh nữ:

Đối với giáo dục STEM, mục tiêu là giúp học sinh có được hiểu biết và liên hệ vận dụng trong đời sống, vì vậy không hề có sự giới hạn nào về giới tính. Với sự góp mặt đa dạng của học sinh, giáo dục STEM sẽ càng phát triển hơn bởi những góc nhìn khác nhau sẽ đem đến những thành phẩm đặc sắc khác nhau.

STEM đào tạo Giáo viên ISA
Khoá đào tạo Giáo viên STEM

Để nắm vững cơ bản về giáo dục STEM, thầy cô có thể tham khảo “KHOÁ ĐÀO TẠO NHÀ GIÁO DỤC STEM CẤP CHỨNG NHẬN ISA-STEM.ORG™” tại link sau (https://elearning.istema.vn/chungnhan-nhagiaoduc-stem). Khoá đào tạo này sẽ đưa thầy cô tới một thế giới rộng lớn, đa diện, năng động và nhiều màu sắc của Giáo dục STEM. Thầy cô sẽ được trang bị kiến thức toàn diện, bài bản và cập nhật về giáo dục STEM được biên soạn bởi những nhà làm giáo dục STEM hàng đầu trên thế giới. Thầy cô sẽ học hỏi được những kinh nghiệm triển khai thực tế có thể ứng dụng ngay vào lớp học STEM hay chương trình STEM mà mình đang thực hiện ở cả môi trường quốc tế và Việt Nam.

3. Tham gia vào cộng đồng STEM

Tham gia tại: https://www.facebook.com/groups/buildingstemcapacityvietnam
Tham gia tại: https://www.facebook.com/groups/buildingstemcapacityvietnam

Thầy cô sẽ học hỏi được nhiều thông tin hữu ích khi tham gia cộng đồng STEM như:

  • Tiếp cận với nguồn thông tin đồ sộ:

Bởi là một cộng đồng có sự góp mặt của nhiều thầy cô và những cá nhân tổ chức quan tâm tới STEM, trong nhóm luôn có vô vàn các bài đăng về nhiều chủ đề như phương pháp giảng dạy, giáo án bài giảng STEM, mẹo làm việc cùng học sinh,…

  • Nhận được hỗ trợ:

Khi gặp khó khăn trong quá trình dạy học, thầy cô hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến từ những thành viên khác trong cộng đồng để nhận được lời khuyên từ những người có kinh nghiệm hoặc ý kiến từ góc nhìn thú vị khác.

  • Phát triển bản thân:

Khi là một phần của một tập thể, thầy cô sẽ dễ dàng tìm được người để trao đổi, giao lưu và học hỏi, từ đó nâng cao được hiểu biết cũng như mở rộng mối quan hệ. Ngoài ra, khi được tiếp xúc với những kiến thức bổ ích từ nhóm mỗi ngày, thầy cô có thể nâng cấp bài giảng, giúp giờ học trở nên hấp dẫn hơn.

Nhìn chung, việc tham gia vào một cộng đồng STEM có thể mang lại vô số lợi ích và làm phong phú thêm trong việc giảng dạy và cả đời sống thường ngày.

Thầy Cô đang quan tâm, muốn tìm hiểu về Giáo dục STEM, cách áp dụng phương pháp STEM vào lớp học, hãy tham khảo ngay Khoá đào tạo Nhà giáo dục STEM cấp chứng nhận ISA-STEM.org của International STEM Association nhé!

Truy cập thư viện miễn phí - giáo dục STEM

Bài viết được biên soạn bởi International STEM Association, xin vui lòng không được sao chép dưới mọi hình thức.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bybee, R. W. (2018). STEM Education Now More Than Ever – PB437X. National Science Teachers Association – NSTA Press.
  2.  Tsupros, N., Kohler, R., and Hallinen, J. (2009). STEM education: A project to identify the missing components, Intermediate Unit 1 and Carnegie Mellon, Pennsylvania.
  3. Nguyễn, H. Thành. (2019). Giáo dục STEM/STEAM Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo (2nd ed.). Nhà xuất bản trẻ.