Cách thiết kế vấn đề trong Phương pháp Dạy học dựa trên vấn đề

Phương pháp Dạy Học Dựa Trên Vấn Đề (DHDTVĐ) có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng về bản chất của Phương pháp Dạy học dựa trên vấn đề là khi một vấn đề đã được đặt ra. Những người có kiến thức và chuyên môn tìm hiểu sâu hơn về những điều xoay quanh vấn đề ấy. Họ nghiên cứu, đưa ra giải pháp, thử nghiệm. Cuối cùng, sau quá trình ấy, họ tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Trong quá trình dạy theo phương pháp DHDTVĐ, vấn đề chính là bối cảnh trung tâm của môn học hoặc chương trình dạy học. Vấn đề trong DHDTVĐ khác với các bài toán được giải bằng công thức và cần được hiểu là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế cuộc sống và chứa đựng những điều cần được lý giải. 

Với thực tế dạy học hiện nay, chưa có ngân hàng vấn đề phù hợp và sẵn có dành cho giáo viên để áp dụng với những giờ lên lớp của mình. Vì vậy, giáo viên sẽ là người chủ động tìm hiểu để thiết kế vấn đề được dùng trong chương trình học. Vậy thì làm thế nào để thiết kế được vấn đề? 

Dưới đây là một số gợi ý cách thiết ra vấn đề trong Phương pháp DHDTVĐ.

 

1. Vấn đề đạt chuẩn:


Một vấn đề “đạt chuẩn” để được sử dụng trong DHDTVĐ bao gồm: sự xuất hiện của một điều cần được nghiên cứu giải quyết, người học chưa biết cách giải quyết và mong muốn được giải quyết vấn đề đó. Cuối cùng chính là tính khả thi của việc giải quyết vấn đề đó.

2. Nắm được xuất phát điểm vấn đề


Để thiết kế được vấn đề dựa trên thực tế, chúng ta cần nắm được những xuất phát điểm của vấn đề. Vấn đề có thể bắt nguồn từ :
– 1 sự vật, hiện tượng không hoạt động như ý muốn
– 1 tình huống hay hoàn cảnh cần được giúp đỡ hay cải thiện ngay lập tức
– những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống: ô nhiễm môi trường, nạn đói, sự thiếu thốn về hệ thống chăm sóc sức khỏe…
– nhu cầu cải tiến quy trình sản xuất như giảm thiểu lỗi sau, tăng chất lượng sản phẩm
– những hiện tượng mới lạ, kết quả quan sát mới, chưa được nhiều học sinh biết tới
– nhu cầu đổi mới về công nghệ, sản phẩm mới hoặc bao bì mới

3. Tiêu chí thiết kế vấn đề

Sau khi nắm được những xuất phát điểm khác nhau của vấn đề, để có thể chọn lựa và thiết kế được một vấn đề, thầy cô có thể tham khảo bảng tiêu chí  thiết kế vấn đề dưới đây để đảm bảo rằng vấn đề đã đủ “chất lượng” để đưa vào giảng dạy. 

Đặc điểm của vấn đề: 

  • Vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống như thế nào? 
  • Vấn đề liên quan đến chương trình giảng dạy như thế nào?
  • Vấn đề có độ khó thế nào?
  • Vấn đề có yêu cầu tích hợp nhiều môn học (hoặc chủ đề) không?
  • Vấn đề mở như thế nào (về khả năng giải quyết)?
  • Sản phẩm cuối cùng của vấn đề là gì?

Bối cảnh: 

  • Vấn đề có được xây dựng hợp lý không?
  • Vấn đề có đủ thách thức không?
  • Vấn đề có bao gồm các yếu tố mới lạ và kích thích sự tò mò không?

Môi trường học tập và nguồn tài nguyên: 

  • Vấn đề có khuyến khích sự hợp tác nghiên cứu không?
  • Những hình thức tự học nào có thể được kết hợp?
  • Mức độ hướng dẫn cần thiết cho việc sử dụng tài nguyên học tập như thế nào?
  • Loại tài nguyên thông tin nào có thể được sử dụng (ví dụ: thư viện, Internet)?
  • Vấn đề có yêu cầu thu thập thêm dữ liệu không?
  • Có cần kết hợp công việc thực địa không?
  • Việc thu thập thông tin có bao gồm phỏng vấn và ý kiến của chuyên gia không?

Trình bày: 

  • Tình huống có được giới thiệu dựa trên bối cảnh không
  • Có thể dùng video không?
  • Có thể dùng tin tức dưới dạng âm thanh không? 
  • Có thể mô phỏng bằng cách nhập vai nhân vật không? 
  • Có thể mô phỏng yêu cầu của khách hàng không?
  • Có tin tức trên báo/tạp chí/báo cáo liên quan không?
  • Có trang Web nào có thể sử dụng được không?

Kết

Tóm lại, việc thiết kế vấn đề trong Phương pháp Dạy học dựa trên vấn đề là một bước quan trọng và cần thiết để tạo ra một môi trường học tập tích cực và động lực cho học sinh. Với sự nỗ lực và tinh thần sáng tạo của giáo viên, chúng ta có thể thiết kế và triển khai các vấn đề hấp dẫn và thực tế, giúp cho học sinh có thể học tập và áp dụng kiến thức một cách hiệu quả và thành công.

Khóa đào Tạo Giáo Viên Stem

Bài viết được biên soạn bởi International STEM Association, xin vui lòng không được sao chép dưới mọi hình thức.

Bài viết liên quan

4 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC STEM

6 TIÊU CHÍ CỦA 1 CHƯƠNG TRÌNH STEM CHẤT LƯỢNG

LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC STEM

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ GIÁO DỤC STEM